8 LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRÊN XE NÂNG DẦU
Vấn đề lỗi hay trục trặc xe nâng trong quá trình là vấn đề mà không ai mong muốn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế các lỗi và phát hiện sớm các vấn đề cho xe nâng dầu của mình bằng cách thường xuyên kiểm tra trước và sau khi vận hành, khắc phục sớm các vấn đề, tình trạng xấu mà xe nâng gặp phải trong quá trình vận hành.
Để giảm thiểu các vấn đề hỏng hóc và lỗi phát sinh, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số lỗi phổ biến mà khách hàng chúng tôi thường gặp phải trong quá trình sử dụng được tổng hợp lại mời các bạn theo dõi:
Xe nâng không khởi động được
Đây là một trong những lỗi phổ biến mà rất nhiều khách hàng gặp phải, chủ yếu là những người mới vận hành xe nâng. Việc xe nâng không khởi động được có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Thông thường có những nguyên nhân phổ biến dẫn đến xe nâng không khởi động được như: Bình ắc quy bị hỏng hoặc yếu, Củ đề bị hỏng hoặc nguyên nhân là do chổi than bị mòn. Hệ thống điện của xe bị hở hoặc cháy, chập cầu chì.
Do vậy, khi gặp phải vấn đề hãy kiểm tra các nguyên nhân và đảm bảo các vấn đề sau:
- Nhiên liệu: mức nhiên liệu luôn được bổ sung đầy, kiểm tra mức dầu động cơ để đảm bảo cung cấp nhiên liệu để xe nâng hoạt động
- Kiểm tra củ đề và cầu trì xe nâng xem có bị chập, đứt hay không và nếu chúng có vấn đề hãy thay thế và khởi động lại.
Hư hỏng tổng phanh
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hỏng tổng phanh trên xe nâng có thể là do nhiên liệu bị bẩn, dính cặn; các dị vật bám vào làm tắc kim phun, vòi phun dẫn đến tình trạng bơm cao áp (tổng phanh) bị rỉ, hư hỏng nghiêm trọng quá trình sử dụng.
Việc hư hỏng tổng phanh rất nguy hiểm nếu không được xử lý và phát hiện kịp thời, gây nguy hiểm cho người vận hành trong quá trình làm việc. Hãy luôn điểm tra hệ thống phanh trước và sau khi vận hành, cài chốt phanh tay an toàn khi xe dừng để chống trôi.
Lỗi càng nâng không nâng hạ được
Không thể di chuyển, nâng hạ càng cũng là một trong những tình trạng mà nhiều người gặp phải, nếu gặp phải tình trạng xe nâng không nâng hạ được, hãy thực hiện các bước sau để khắc phục sự cố:
- Kiểm tra mực chất lỏng thủy lực: xe nâng không thể cung cấp năng lượng cho trục nâng nếu không có đủ chất lỏng thủy lực, kiểm tra rò rỉ ống và xi lanh, bổ sung chất lỏng nếu cạn kiệt.
- Quan sát xích khung nâng: Kiểm tra xích xe nâng xem chúng có bị rò rỉ, mòn hay hư hỏng hay không, nếu có vấn đề phải tiến hành thay thế chúng. Thường xuyên tra mỡ vào xích nâng để đảm bảo chúng hoạt động trơn tru
- Kiểm tra hệ thống lọc của hệ thống thủy lực: Bụi bẩn và các mảnh vụn có thể ngăn không có chất lỏng thủy lực chảy đúng cách, hãy kiểm tra và tiến hành làm sạch bộ lọc thường xuyên, vệ sinh bụi bẩn. Nếu thấy bẩn, cặn phải tiến hành thay thế.
Lỗi ắc quy yếu điện/hết điện
Ắc quy xe nâng là bộ phận cung cấp nguồn điện để xe nâng hoạt động, nếu ắc quy hỏng, yếu điện thì xe nâng không thể hoạt động, gây ra sự cố về vấn đề khởi động, xe nâng không thể đề nổ.
Sau khi ngắt kết nối, hãy kiểm tra các kết nối xem có ăn mòn không, tiếp theo kiểm tra mực chất lỏng điện phân rồi kết nối lại, thử các bộ phận khác không phải động cơ như còi, đèn. Nếu các bộ phận khác vẫn hoạt động thì có thể phích cắm hoặc cầu chì bị hỏng. Nếu chúng không phát sáng hoặc hoạt động thì vấn đề ở ắc quy, bạn cần thay thế chúng.
Hãy đảm bảo tuân thủ các quy trình sử dụng và bảo dưỡng ắc quy đúng cách, có kế hoạch sử dụng, sạc, bảo dưỡng, kiểm tra, bổ sung nước cất và làm sạch thường xuyên.
Lỗi các option, phụ kiện xe nâng không hoạt động
Xe nâng có thể gặp một số lỗi về phụ kiện như:
- Dây dẫn điện bị đứt
- Hỏng cầu chì
- Lắp ráp sai, có vấn đề
- Hỏng đèn, còi
- Khu vực dây nối bị bẩn
Hãy đảm bảo làm sạch và bảo trì các bộ phận này thường xuyên để giữ cho phụ kiện xe nâng của bạn hoạt động, làm sạch và đảm bảo mối nối các tiếp điểm tiếp xúc điện, bôi trơn các bộ phận để giảm mài mòn và thay đèn bị hỏng nếu chúng có vấn đề.
Các bộ phận của xe nâng bị rò rỉ
Nếu xe nâng trong trạng thái căng thẳng hoặc mài mòn có thể gây ra các vấn đề rò rỉ dầu, .. trong các bộ phận như ống mềm, vòng chữ O, hệ thống làm mát, ống thủy lực,… Nếu xe nâng bị rò rỉ hãy kiểm tra khu vực bị chảy dầu và tiến hành thay thế chúng, thường xuyên kiểm tra xe nâng trước và sau khi vào ca làm việc để đảm bảo chúng không bị các tình trạng ăn mòn, rò rỉ.
Xe nâng gặp sự cố về điện
Một số vấn đề về điện thường gặp trên xe nâng bao gồm:
- Hệ thống dây điện bị hỏng
- Dây điện bị ăn mòn
- Công tắc trục trặc
- Hỏng cầu chì
- Phần nối dây điện lỏng lẻo
Để khắc phục vấn đề này, hãy đảm bảo các bộ phận này luôn khô ráo, sạch sẽ, kiểm tra các tiếp điểm, dán băng keo khu vực bị hở hoặc lộ ra ngoài để bảo vệ chúng.
Xe nâng bị nóng
Vấn đề làm mát trong xe nâng vô cùng quan trọng vì nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm hỏng hệ thống truyền lực, làm nóng bình ắc quy và có thể dẫn đến các vấn đề cháy, nổ. Một số nguyên nhân dẫn đến bộ phận làm mát hỏng:
- Bộ điều nhiệt kém
- Máy bơm nước hỏng
- Kẹp ống lỏng lẻo
- Bộ tản nhiệt kém
- Ống bị hỏng
Hãy đảm bảo các bộ phận làm mát luôn hoạt động, thường xuyên kiểm tra và làm sạch hệ thống làm mát.
Trên đây là một số vấn đề hư hỏng mà xe nâng dầu có thể thường xuyên gặp phải, để đảm bảo xe nâng hoạt động ổn định và hạn chế tình trạng hư hỏng như trên hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra xe nâng hằng ngày, checklist kiểm tra trước và sau khi sử dụng xe nâng
- Đảm bảo các hoạt động bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cho xe nâng
- Thường xuyên có kế hoạch sử dụng và sạc xe nâng hợp lý
- Có kế hoạch sửa chữa chi tiết, thay thế các bộ phận, phụ tùng xe nâng Hyundai chính hãng và làm sạch xe nâng thường xuyên.
Hy vọng với những lưu ý và thông tin trên đây sẽ xe nâng của bạn luôn trọng tình trạng ổn định. Tuy nhiên, với những vấn đề hỏng hoặc sự cố xe nâng nặng hơn, hãy nhờ đến kỹ thuật có tay nghề hoặc trình độ cao thực hiện hoặc đơn vị cung cấp xe nâng hàng của bạn. Họ có trình độ chuyên môn và đầy đủ dụng cụ thực hiện,
Nếu bạn đang có nhu cầu bất kỳ dịch vụ nào hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và báo giá sớm nhất!
|