Kinh nghiệm lựa chọn khi mua xe nâng hàng mới phù hợp với yêu cầu hoạt động: Phần 1 - Loại xe

 Việc lựa chọn chiếc xe nâng hàng phù hợp với nhu cầu yêu cầu hoạt động thực tế là điều hết sức quan trọng.

Nếu bạn lựa chọn một chiếc xe có cấu hình phù hợp thì nó sẽ phát huy tối đa tính năng hoạt động của xe cũng như giúp cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng, tăng năng suất lao động. Ngược lại, nếu bạn lựa chọn không đúng loại xe và cấu hình xe có thể gây ra rất nhiều bất tiện trong vận hành, thậm trí không sử dụng được.

Vậy trước khi bạn lựa chọn loại xe hãy căn cứ vào một số gợi ý sau:

   1. Loại xe (Diesel, Điện, Xăng, Gas): Có 3 loại xe nâng hàng cơ bản gồm:
        1.1 Xe nâng chạy bằng dầu Diesel: Loại xe này là dòng xe phổ biến nhất ở thị trường hiện nay, chiếm khoảng 60% tổng số lượng xe.

  • Ưu điểm:
    • Thời gian hoạt động liên tục, chỉ cần đổ dầu và chạy
    • Động cơ có công suất lớn, khỏe, bền.
    • Hệ thống phanh ướt giúp tăng hiệu quả phanh và tăng tuổi thọ của phanh.
    • Mức tiêu hao nhiên liệu thấp.
    • Bảo dưỡng dễ dàng, thuận tiện.
    • Chi phí đầu tư, thay thế phụ tùng thấp hơn so với xe điện cùng tải trọng
    • Phù hợp với môi trường làm việc ngoài trời, không yêu cầu cao về độ sạch
  • Hạn chế:
    • Hành lang di chuyển lớn: Kích thước xe và bán kính quay lớn nên xe cần có hành lang di chuyển lớn, không phù hợp với các kho kín có giá kệ với hành lang di chuyển hẹp.
    • Không phù hợp với yêu cầu hoạt động có yêu cầu cao về độ sạch và độ ồn    

Môi trường phù hợp: Những công ty làm về cơ khí, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, hóa chất, khoáng sản, gang, thép, inox, bao bì, giấy, nhựa, nước giải khát …


1.2 Xe nâng chạy điện: Ngày nay, số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng xe điện ngày càng tăng, đó là xu hướng chung của các nước.

  • Ưu điểm:
    • Sạch sẽ, an toàn do không phát sinh khí thải trong quá trình hoạt động.
    • Sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Toàn bộ quá trình hoạt động được điều khiển bằng ECU. Có thể cài đặt tốc độ, kiểm tra lỗi bằng máy tính ...
    • Hệ thống phanh ướt giúp tăng hiệu quả phanh và tăng tuổi thọ của phanh
    • Thiết kế gọn gàng, bán kính quay đầu nhỏ, phù hợp với môi trường hoạt động trong kho.
    • Tiếng ồn nhỏ
    • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Hạn chế:
    • Thời gian hoạt động hạn chế không thể liên tục giống như xe diesel, do phải nạp điện.
    • Thời gian nạp tương đương với thời gian hoạt động (khoảng 7h – 8h). Do đó, để có thể khắc phục nhược điểm này có thể phải mua thêm ắcquy dự phòng hoặc sử dụng 2 xe trong kho.
    • Tuổi thọ của ắcquy hạn chế (4 - 5 năm). Giá thành ắc quy khá lớn
    • Chi phí đầu tư, thay thế phụ tùng lớn hơn so với xe diesel cùng tải trọng.
    • Quá trình bảo dưỡng sẽ cần phải cẩn thận, chặt chẽ hơn so với xe diesel.
    • Hạn chế sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như bụi bẩn, đường xấu...

Môi trường phù hợp: Các công ty sản xuất về: thực phẩm, điện tử, may mặc, dược phẩm, sơn … cùng với những kho có thiết kế giá kệ, hành lang di chuyển nhỏ …

1.3 Xe nâng chạy Gas và Xăng: Số lượng xe nâng chạy bằng xăng LPG/Gas không phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay, chỉ chiếm khoảng 5 – 10%.

  • Ưu điểm:
    • Có những ưu điểm như của xe Diesel, xe sử dụng động cơ có quá trình cung cấp và đốt cháy nhiên liêu được điều khiển bằng ECU nên tối ưu hóa quá trình đốt, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế lượng phát thải ô nhiễm môi trường.
    • Công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp xe hoạt động linh hoạt
    • Dễ dàng chuyển đổi chế hoạt hoạt động Gas – Xăng
  •   Hạn chế:
    • Chất lượng nhiên liệu Gas ở Việt Nam không được tốt, do đó những xe chạy Gas/Xăng thường gặp nhiều vấn đề như tắc bộ lọc gas, màng lọc, bơm gas, xăng, bộ chia điện …
    • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng lớn.

 

Sau khi lựa chọn xong loại xe, chúng ta sẽ lựa chọn cấu hình xe phù hợp với yêu cầu hoạt động. Xin tham khảo trong phần 2:

http://xenanghanghyundai.com/kinh-nghiem-lua-chon-khi-mua-xe-nang-hang-moi-phu-hop-voi-yeu-cau-hoat-dong-phan-2-thong-so-xe_n57957_g721.aspx