Kinh nghiệm lựa chọn khi mua xe nâng hàng mới phù hợp với yêu cầu hoạt động: Phần 2 - Thông số xe

Kinh nghiệm lựa chọn khi mua xe nâng hàng mới phù hợp với yêu cầu hoạt động: Phần 2 - Thông số xe

Kinh nghiệm lựa chọn xe nâng hàng phù hợp với yêu cầu hoạt động (Phần 2: Thông số kỹ thuật)

Một số thông số kỹ thuật cơ bản của xe nâng:

  • Tải trọng nâng: Là khối lượng hàng hóa có thể nâng được của xe nâng.
    • Diesel: 1,5 tấn – 25 tấn
    • Điện: 1 tấn – 5 tấn
    • Xăng – Gas: 1,5 tấn – 7 tấn
    • Thông thường khi lựa chọn xe nâng, bạn nên lựa chọn tải trọng cao hơn một chút so với yêu cầu hoạt động. Ví dụ: Nếu tải trọng hàng của bạn khoảng 1,5 tấn – 2 tấn, thì bạn có thể lựa chọn loại xe 2 tấn – 2,5 tấn. Việc này đảm bảo xe của bạn hoạt động trong trạng thái vừa và đủ tải, giúp xe có thể hoạt động bền bỉ, tránh trường hợp xe bị quá tải.

Trên thị trường hiện nay, phổ biến nhất là dòng xe nâng 2,5 tấn và 3 tấn. Bởi có rất nhiều công ty có yêu cầu hoạt động trong dải tải trọng này.

 

  • Có 2 thông số chính ảnh hưởng đến tải trọng nâng là chiều cao nâng và tâm tải

Khi nói xe nâng tải trọng ví dụ 3 tấn chẳng hạn, điều đó có nghĩa là xe đó sẽ nâng được 3 tấn tại chiều cao nâng 3m với tâm tải 0,5m

  • Chiều cao nâng: Chiều cao tính từ mặt đất đến mép dưới của càng nâng khi trục nâng ở vị trí nâng cao tối đa.

 

  • Diesel: 2,7m – 7,9m
  • Điện: 1,5m – 12m
  • Xăng – Gas: 3m – 7,9m

 

  • Loại trục nâng: Có 4 loại trục nâng cơ bản cho xe nâng hàng:
    • Trục V: Tiêu chuẩn có 2 tầng nâng, chiều cao nâng từ 2,7m – 5m
    • Trục VF: 2 trục nâng, chui cont, chiều cao nâng từ 2,9m – 3,2m
    • Trục TF: 3 trục nâng, chui cont, chiều cao nâng từ 3,7m – 6m
    • Trục QF: 4 trục nâng, chiều cao nâng từ 6,1m – 7,9m

Hiện tại, phổ biến nhất là loại V và TF.

  • Tâm tải: là khoảng cách từ mặt phía trước của càng nâng đến trọng tâm của hàng hóa.

Khoảng cách này càng lớn, khả năng nâng của xe càng giảm.

Do vậy, khi bạn lựa chọn dải tải trọng, bạn cần xác định kích thước hàng hóa để loại pallet sử dụng. Ví dụ: Tâm tải đối với những dòng xe 1 tấn – 3 tấn là 500mm, phù hợp với pallet kích thước 1m x 1m. Như vậy, tâm tải là một trong những thông số quan trọng khi bạn lựa chọn xe nâng

         

 

  • Chiều dài càng nâng: Đối với những dòng xe phổ biến trên thị trường hiện nay dưới 5 tấn, chiều dài càng nâng tiêu chuẩn từ 900 – 1200mm. Nhưng vì tùy vào kích thước, cấu kiện của loại hàng cần nâng, nhiều công ty có thể sử dụng thêm càng phụ dài từ như 1,5 – 2m:

 

  • Lốp xe: Có các loại lốp xe:
    • Lốp hơi: Đây là loại lớp tiêu chuẩn. Ưu điểm: xe di chuyển có độ êm ái. Hạn chế: Có thể thủng xăm khi bị vật nhọn đâm vào lốp.
    • Lốp đặc: Ưu điểm: Không lo bị thủng xăm, chạy khi nào mòn thì thay. Hạn chế: Xe di chuyển không êm như lốp hơi khi đi ở đường gồ ghề.
    • Lốp không tạo vết: Ưu điểm không để lại vết khi di chuyển, đánh lái. Hạn chế: Giá thành đắt. Phù hợp với những công ty điện tử có nền nhà xưởng sạch sẽ.
  • Các option xe nâng: Xe nâng có rất nhiều các option để phục vụ cho từng yêu cầu hoạt động khác nhau như hệ thống dịch chuyển giá càng side shift, dịch chuyển khoảng cách 2 càng fork positioner, gầu xúc hinged bucket, kẹp cuộn giấy tròn paper roll clamp…