QUY TÌNH BẢO DƯỠNG XE NÂNG ĐIỆN NHƯ NÀO?

 Ngày nay, việc sử dụng xe nâng điện đang trở thành xu hướng bởi nhiều ưu điểm như sạch sẽ, không phát thải, không tiếng ồn, di chuyển linh hoạt trong phạm vi nhà xưởng, chi phí vận hành thấp....

Tuy nhiên, việc vận hành xe điện, cần phải có thường gian sạc. Một lần sạc đầy ắc quy có thể mất từ 7-8h. Đảm bảo hoạt động tốt, tăng tuổi thọ của thiết bị, giảm chi phí phát sinh là một điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm.

Để làm được việc đó, việc sử dụng xe đúng cách cùng một quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng theo tiêu chuẩn của NSX là một trong yếu tố quan trọng nhất.

Nếu như quy trình bảo dưỡng xe máy, ô tô… dựa trên số km đi, thì xe nâng điện căn cứ vào số giờ hoạt động của xe để thực hiện quá trình bảo dưỡng. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được thông tin này khi nhìn vào màn hình hiển thị của xe. Đối với xe nâng Điện, có 3 loại giờ hoạt động là:

  • Giờ HK (hour key): Giờ bật chìa khóa
  • Giờ HP (hour pump): Giờ nâng hạ
  • Giờ HT (hour traction): Giờ di chuyển

Vậy bảo dưỡng xe nâng điện theo số giờ nào là chính xác nhất? Theo hãng sản xuất thì việc này nên được thực hiện theo số giờ bật chìa khóa HK, vì vậy khi xe dừng hoạt động chúng ta nên tắt máy, để tránh việc đồng hồ vẫn tính giờ và việc bảo dưỡng thay dầu xe sẽ bị sai lệch.

Các thời điểm bảo dưỡng xe nâng điện được chia theo những giờ cách nhau khoảng 250h, theo đó sẽ là: 250h, 500h, 750h, 1000h, 1250h, 1500h...

A: 8~10 giờ hoặc hàng ngày

B: 50~250 giờ hoặc hàng tháng (Khoảng bảo dưỡng thông thường)

 C: 450~500 giờ hoặc 3 tháng

 D: 900~1000 giờ hoặc 6 tháng

E:   2000 giờ hoặc hàng năm

Qui trình kiểm tra bảo dưỡng hàng ngày

A

B

C

D

E

Kiểm tra xe về các hư hại và rỏ rỉ

 

 

 

 

Kiểm tra và làm sạch ắc-qui

 

 

 

 

Kiểm tra mức điện phân

 

 

 

 

Kiểm tra các biển báo, đề-can

 

 

 

 

Kiểm tra lốp, bánh xe. Làm sạch các vật vướng vào bánh

 

 

 

 

Kiểm tra bu-lông bánh xe

 

 

 

 

Kiểm tra mức dầu trong bình chứa

 

 

 

 

Kiểm tra màn hình hiển thị

 

 

 

 

Kiểm tra các đèn báo và đồng hồ đo

 

 

 

 

Kiểm tra giá bảo vệ nóc và bu-lông bắt

 

 

 

 

Kiểm tra còi và các hệ thống báo động

 

 

 

 

Kiểm tra sự vận hành của vô-lăng

 

 

 

 

Kiểm tra hoạt động của cơ cấu phanh

 

 

 

 

Kiểm tra hoạt động của phanh dừng

 

 

 

 

Kiểm tra hoạt động điều khiển hướng và tốc độ

 

 

 

 

Kiểm tra ga

 

 

 

 

Kiểm tra hoạt động của cần nâng, nghiêng và các bộ phận phụ trợ

 

 

 

 

Kiểm tra trục, xích nâng và các bu-lông điều chỉnh

 

 

 

 

Kiểm tra giá, các bộ phận bổ sung và càng nâng

 

 

 

 

Kiểm tra vị trí ghế lái

 

 

 

 

Kiểm ta các thiết bị an toàn (Đèn báo...)

 

 

 

 

BẢO DƯỠNG ẮC QUY XE NÂNG ĐIỆN.

Bộ phận quan trọng nhất và giá trị nhất của 1 chiếc xe nâng điện là ắc quy. Ắc quy có thể chiếm khoảng 20-25% giá trị toàn bộ xe. Mặc dù việc chăm sóc, bảo dưỡng một ắc quy nước không có quá nhiều khó khăn và phức tạp. Nhưng rất nhiều các công ty hiện nay đang thực hiện không đầy đủ và đúng đắn việc bảo dưỡng theo đúng khuyến cáo của NSX. Điều đó có thể dẫn tới việc giảm thời gian sử dụng, tuổi thọ và giảm hiệu quả sử dụng xe nâng điện.  

 Một số lỗi thường gặp khi sử dụng khi sử dụng ắc quy nước:

  • Bổ sung nước cất thừa/thiếu: Với ắc quy nước, nước cất trong bình sẽ hao dần theo thời gian sử dụng, do việc bay hơi nước trong quá trình sạc. Trước khi vận hành xe, lái xe nên kiểm tra mực nước trong bình ắc quy.

 

OK

 Hết nước

 

Thừa nước

Nước cất quá thiếu hoặc quá thừa đều ảnh hưởng tới tuổi thọ và hiệu quả sử dụng ắc quy. Việc bổ sung nước cất là việc quan trọng nhất của ắc quy, chúng ta nên kiểm tra thường xuyên hàng ngày, ắc quy được làm mát và duy trì điện tích trong bình 1 phần cũng nhờ nước cất, việc để hết cạn nước cất trong bình sẽ gây hỏng mạch điện và cong bản cực, dễ gây chập cháy bình, bổ sung quá nhiều nước cất cũng nguy hại đến bình, vì khi xe hoạt động sẽ sinh nhiệt, dung dịch axit có thể tràn ra mặt bình làm oxi – hóa các điểm nối trên ắc quy, gây nên ắc quy bị chai mòn và nhanh hết điện.

Lưu ý: Nước dùng cho ắc quy là nước chưng cất, khuyến cáo không dùng nước sạch, nước RO, hay dung dịch axit loãng thay nước cất, vì tất cả những loại nước trên đều còn tạp chất, gây hư hại cho ắc quy.

Quy chuẩn các thành phần có trong nước cất:

Độ trong của nước:    

Sạch, Trong

Độ dẫn điện:              

≤ 10 µS/cm

PH:

5.8  8.6

CI :                            

≤ 1 ppm

Fe: 

≤ 1 ppm

KMnO4:                      

≤ 50 ppm

   

 

 

 

 

 

 

 

   

 

Sạc ắc quy không đúng cách: Thời gian sạc, số lần sạc ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ ắc quy. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ắc quy sau khoảng thời gian 1500 lần sạc thì nên thay bình mới.

Ngoài ra, khi bình ắc quy còn khoảng 20%, ắc quy nên được sạc liên tục cho đến khi đầy. Thời gian này mất khoảng 8h. Nhưng do yêu cầu sử dụng xe liên tục của nhiều công ty có thể lên tới 10-12h/ngày, thậm trí hơn.

Do đó, các TH này thường không đảm bảo sạc như khuyến cáo đưa ra. Thay vào đó, các lái xe thường sạc tranh thủ 1-2h nghỉ trưa hoặc thời gian nghỉ giao ca. Đây là một trong những lý do nhanh nhất bạn phải thay bình ắc quy trước thường hạn tiêu chuẩn.

Giải pháp cho những trường hợp này là cần bình ắc quy dự phòng hoặc sử dụng ắc quy khô.

Ngoài ra, có nhiều loại sạc khác nhau như 3 pha 380/410… nhưng hiện tại phổ biến vẫn là loại sạc 3 pha 220V - 380V phù hợp với tất cả các nhà máy trong các KCN.

Sạc xe nâng Hyundai được tích hợp nhiều tính năng như tự ngắt khi ắc quy đầy, đảm bảo sạc xe qua đêm mà không bị chai hoặc cháy nổ.

 Khi sạc xe sẽ xảy ra hiện tượng tích tụ các điện tích trong bình và dung dịch trong bình sẽ nóng lên lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng sun phát hóa trong bình, để bình điện luôn ổn định chúng ta 1 tháng nên bật chế độ sạc cân bằng ở dòng điện thấp để giúp bình cân bằng điện tích giữa các ngăn ắc quy và làm chậm quá trình sun phát hóa bình ắc quy (trên sạc ắc quy đã có tích hợp chế độ sạc này).

Chế độ sạc cân bằng xe nâng điện

  • Bình ắc quy quá bẩn: Sau một thời gian sử dụng, bề mặt ắc quy thường bị bám bẩn bởi bụi hoặc bị ôxy hoá lớp vỏ do dung dịch ắc quy tràn ra ngoài. Nếu ắc quy của xe có hiện tượng bị sùi lên do ôxy hóa, cách xử lý như nào để loại bỏ các vết đó. Trước hết chúng ta đưa xe ra nơi thoáng, dùng nước nóng đổ vào chỗ bề mặt bị ô xi hóa đó, sau đó dùng nước sạch rửa lại 1 lần nữa, và dùng rẻ lau khô

Làm sạch bình ắc quy

Do đó, cần phải thường xuyên vệ sinh bề mặt bình ắc quy và đảm bảo về mặt bình luôn sạch sẽ và khô ráo.

OK

Quá bẩn

Trên đây là một số bước kiểm tra cơ bản về việc bảo trì bảo dưỡng xe nâng điện, để xe được vận hành trơn tru, chúng ta nên kiểm tra xe hàng tuần hàng tháng để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt, tăng hiệu quả và chi phí hỏng hóc, sửa chữa trong quá trình sử dụng.

Quý khách vui lòng tham khảo thêm qua videos bên dưới:

Nhất Lộ Phát 168 - Chúc các bạn lái xe an toàn.