Danh mục các bước kiểm tra xe nâng hằng ngày! Check!

Kiểm tra xe nâng hàng ngày là một việc làm vô cùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho người vận hành, doanh nghiệp và cả cộng đồng. Việc thực hiện việc kiểm tra xe nâng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của xe nâng, kéo dài tuổi thọ của xe nâng và tuân thủ quy định về an toàn lao động.

Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc quy trình các bước kiểm tra xe nâng hằng ngày, trước và sau mỗi ca làm việc để đảm bảo tuổi thọ, độ bền cho xe nâng.

Đảm bảo kiểm tra xe nâng hằng ngày

Trước khi sử dụng xe nâng, người điều khiển có trách nhiệm kiểm tra tình trạng của xe và chắc chắn rằng nó đủ an toàn để hoạt động. Kiểm tra các vấn đề hỏng hóc và bảo dưỡng, thực hiện các sửa chữa trước khi vận hành xe. Khi xe có các tiếng động bất thường hoặc vấn đề, phải báo cáo ngay cho cấp trên hoặc người phụ trách.

Không tự sửa chữa trừ khi bạn đã được đào tạo về sửa chữa xe nâng theo các quyết định và theo sự chỉ định của người lãnh đạo. Sử dụng các phụ tùng chính hãng của xe nâng HYUNDAI, CROWN hoặc các phụ tùng được HYUNDAI, CROWN hay nhà sản xuất xe nâng phê duyệt để sửa chữa. (Tham khảo trong sách hướng dẫn sử dụng).

Nếu không có đủ kiến thức, chuyên môn kỹ thuật, không tự ý tiến hành kiểm tra hay sửa chữa xe nâng chuyên sâu, đòi hỏi kinh nghiệm. Không vận hành xe nếu nó đang cần sửa chữa. Nếu xe ở trong điều kiện không an toàn, rút chìa khóa, báo cáo tình trạng xe cho bộ phận chức năng. Nếu xe không an toàn trong khi vận hành, ngừng vận hành xe, báo cáo vấn đề ngay lập tức và sửa chữa.

Hãy liên hệ các đơn vị uy tín như Sửa xe nâng Hà Nội hoặc Sửa xe nâng Thường Tín để được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm sửa chữa các thương hiệu xe nâng phổ biến trên thị trường như: xe nâng Unicarriers, xe nâng Komatsuxe nâng Hyundai,... Hãy tuân thủ quy trình kiểm tra và sửa chữa xe nâng an toàn để bảo vệ bản thân, mọi người xung quanh và tuân thủ luật an toàn lao động.

Xe nâng phải được kiểm tra 8 giờ một lần, hoặc vào đầu mỗi ca làm việc. Nhìn chung, việc kiểm tra xe hàng ngày nên bao gồm cả kiểm tra trực quan và kiểm tra chức năng. Dầu thủy lực rò rỉ có thể nóng hoặc áp suất cao. Khi kiểm tra xe nâng, phải đeo kính an toàn và không kiểm tra rò rỉ bằng tay không.

Đầu tiên, thực hiện kiểm tra trực quan tổng thể toàn bộ xe và các bộ phận chính của xe:

  1. Đi xung quanh xe nâng và chú ý các hư hỏng có thể đã xảy ra trong ca làm việc trước.
  2. Kiểm tra tất cả chức năng, độ an toàn, biển cảnh báo hoặc đề-can đã được gắn và dễ đọc.
  3. Kiểm tra ắc quy đã được cài đặt và bảo đảm ở đúng vị trí. Kiểm tra giắc nối ắc-quy trong tình trạng an toàn.
  4. Khóa kín bất cứ chỗ rò rỉ nào xung quanh hệ thống lái.
  5. Kiểm tra rò rỉ dầu thủy lực và các phụ kiện đi kèm. Chú ý: Không sử dụng tay không để kiểm tra. Dầu có thể nóng hoặc áp suất cao.
  6. Hãy chắc chắn rằng phần mái che đầu và tất cả các thiết bị an toàn khác được đặt đúng vị trí, gắn chặt và không bị hư hại. Kiểm tra các bộ phận bị hư hỏng hoặc bị mất, vết nứt ăn mòn, phá vỡ vv.
  7. Kiểm tra tất cả các bộ phận quan trọng dùng để xử lý hoặc mang tải…
  8. Quan sát bên ngoài xích đứng và xích nâng. Kiểm tra sự mài mòn và các bộ phận bị hư hỏng hoặc bị mất, rò rỉ, trùng hoặc hỏng xích, rỉ sét, ăn mòn các bộ phận bị cong, nứt, …vv…
  9. Cẩn thận kiểm tra các càng nâng để phát hiện các vết nứt, vỡ, bẻ cong, xoắn và mòn. Hãy chắc chắn rằng các càng nâng được cài đặt đúng và được khóa ở vị trí thích hợp.
  10. Kiểm tra độ mài mòn của các bánh xe và lốp.
  11. Kiểm tra mức dầu thủy lực trong thùng chứa.
Danh sách kiểm tra an toàn xe nâng hằng ngày
Danh sách kiểm tra an toàn xe nâng hằng ngày

Kiểm tra chuyên sâu chức năng

Kiểm tra chuyên sâu chức năng của xe như sau:

1) Kiểm tra các thiết bị cảnh báo, còi, đèn và thiết bị an toàn khác.

2) Với các xe đang chạy, hãy kiểm tra màn hình hiển thị, đồng hồ chỉ giờ và biểu đồ lượng ắc-quy (tùy thuộc vào loại xe). Màn hình hiển thị phải hiển thị được lượng điện còn lại trong ắc quy hoặc mã lỗi. Nếu mã lỗi đưa ra không đúng hãy gọi kỹ thuật viên dịch vụ.

3) Đảm bảo tất cả các thiết bị điều khiển hoạt động tự do và trở về vị trí số 0 một cách hợp lý. Cần kiểm tra: 

  • Các hệ thống phanh.
  • Điều khiển thủy lực: nâng, nghiêng.
  • Điều khiển ga.
  • Điều khiển hướng.
  • Hệ thống tay lái.
  • Hệ thống nâng và bất cứ thành phần nào bổ xung.

Hướng dẫn đỗ xe nâng an toàn

Sau khi tiến hành kiểm tra xe nâng theo các bước trên, nếu không sử dụng xe nâng, phải đỗ xe nâng ở vị trí theo quy định. Để đảm bảo đỗ xe nâng an toàn, dưới đây là hướng dẫn cho người vận hành:

  1. Dừng xe hoàn toàn. (Nhả bàn đạp phanh hoàn toàn)
  2. Đẩy cần điều khiển hướng chuyển động về vị trí số 0.
  3. Hạ hệ thống nâng về vị trí thấp nhất.
  4. Tắt công tắc điện.
  5. Nếu bạn dừng xe:
    • Rút chìa khóa.
    • Chèn các bánh xe nếu xe dừng trên mặt phẳng nghiêng hoặc có khả năng di chuyển.
  6. Kết thúc quá trình kiểm tra xe nâng.

Hướng dẫn đỗ xe nâng an toàn

Việc kiểm tra để đảm bảo an toàn xe nâng hằng ngày vô cùng quan trọng. Lập một danh mục “Kiểm tra xe nâng hàng ngày” (Tham khảo ở trên) bao gồm các vấn đề về hoạt động và vấn đề của xe mà bạn tìm ra. Hoàn thành danh sách kiểm tra và chuyển cho người chịu trách nhiệm bảo trì xe nâng. Phải đảm bảo bất kỳ tiếng động bất thường hoặc các vấn đề của xe được kiểm tra ngay lập tức.

Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ các giải pháp sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng uy tín: 094 334 1688 - MR. Luân

Hoặc truy cập website: https://nlp168.com.vn/