HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CHĂM SÓC VẬN HÀNH XE NÂNG DẦU

I. HIỂU RÕ VỀ XE NÂNG:

CÁC VÍ TRÍ CHUNG XE NÂNG:

1. Trục nâng

2. Xích nâng

3. Xilanh nâng

4. Giá tựa kiện hàng

5. Xilanh nghiêng ngả

6.  Giá đỡ càng nâng

7. Càng nâng

8. Khung cabin

9. Đèn xinhan

10. Đèn trước

11. Ghế lái xe

12. Nắp ca bô

13. Đối trọng

14. Bánh xe sau

15. Bánh xe trước

16. Cụm đèn sau

BẢNG THÔNG SỐ VÀ TẢI TRỌNG XE NÂNG:

1. Số model xe nâng hoặc tên xe

2. Số seri xe nâng

Là một số xác định cho xe và được sử dụng khi yêu cầu thông tin hoặc đặt mua linh kiện cho xe từ nhà phân phối của HYUNDAI. Số seri cũng được gán lên tem xe.

3. Phần thông số thiết bị gắn thêm vào (nếu xe được trang bị )

Người lái xe cần nắm được những thông số như trọng lượng của xe / thiết bị gắn kèm  và tải trọng nâng của xe khi gắn thêm thiết bị.

4. Tải trọng nâng tiêu chuẩn, tâm tải, và thông tin chiều cao nâng

Cho biết tải trọng nâng lớn nhất của xe với mối liên quan giữa tâm tải và chiều cao nâng (xem trong hình minh họa trên bảng kim loại).

Nếu xe nâng quá mức tải trọng nâng cho phép thì có thể gây ra những tổn thương cho con người và hỏng hóc.

Không nâng quá tải trọng cho phép.

5. Trọng lượng xe

Là trọng lượng xe khi không có tải. Phải lưu ý đến tổng trọng lượng của xe với trọng lượng hàng hóa khi vận hành trong thang máy, sàn nâng….để đảm bảo an toàn.

ĐỀ CAN CẢNH BÁO AN TOÀN CHO NGƯỜI LÁI XE NÂNG:

Những đề can cảnh báo an toàn được đặt ở vị trí dễ thấy trên trục của xe nâng để nhắc nhở người lái xe sự nguy hiểm từ việc di chuyển của ray, xích,

bánh xe có đường ray, giá đỡ càng và các bộ phận khác của hệ thống trục. Không được trèo và với lên trục. Bạn có thể bị thương nếu bạn để bất cứ chân tay vào hệ thống chuyển động của trục.

THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN:

1. Công tắc khởi động

2. Đồng nhiên liệu

3. Đồng hồ đo giờ

4. Đồng hồ đo nhiệt độ nước

5. Đèn báo nhiệt độ dầu hộp số

6. Đèn tín hiệu làm nóng trước

7. Đèn báo nhiệt độ dầu động cơ

8. Đèn cảnh báo sạc ắc quy

9. Đèn báo hết nhiên liệu

10. Đèn báo làm sạch khí

11. Đèn tín hiệu đèn pha

12. Đèn tín hiệu đèn làm việc

13. Bộ chia nhiên liệu

14. Công tắc đèn pha

15. Đèn chiếu sáng

16. Đèn xinhan

17. Tay gạt tiến về trước

18. Nút râu

19. Cần gạt phanh đỗ

20. Accel pedan

21. Pe đan phanh

22. Pê đan ly hợp

23. Cần gạt nâng

24. Cần gạt nghiêng ngả

25. Nút khóa vô lăng lái

26. Cần thêm (option)

27. Công tắc đèn nguy hiểm

28. Công tắc đèn làm việc

29. Công tắc đèn hoa tiêu

CÁC BIỂU TƯỢNG BÁO HIỆU:

1. ĐỒNG HỒ ĐO NHIÊN LIỆU.

E: Hết nhiên liệu

F: Đầy nhiên liệu

Thường xuyên đổ đầy bình nhiên liệu.  Không được để xe hết nhiên liệu.

LƯU Ý: Không đổ quá đầy bình nhiên liệu. Luôn luôn kiểm tra bình nhiên liệu trên mức thấp nhất.

2. ĐỒNG HỒ HIỂN THỊ SỐ GIỜ LÀM VIỆC.

Đồng hồ này cho biết mức tổng thời gian vận hành xe.

Tất cả các dịch vụ bảo dưỡng định kỳ cho xe dựa vào số giờ hoạt động trên đồng hồ.

Chữ số cuối cùng tăng bởi 1/10 giờ.

3. ĐỒNG HỒ BÁO NHIỆT ĐỘ NƯỚC.

Đồng hồ  này thông báo nhiệt độ nước làm mát động cơ

Vạch trắng: Bình thường

Vạch đỏ: Nhiệt độ quá cao, nguy hiểm

Nếu kim báo chỉ vào khu vực vạch đỏ thì cần phải:

Ngừng hoạt động xe ngay lập tức và chuyển xe nâng vào khu vực an toàn.

Mở nắp động cơ để thông gió và chạy động cơ ở trạng thái chạy không tải tới khi nhiệt độ giảm xuống mức vạch trắng.

4. ĐÈN CẢNH BÁO NHIỆT ĐỘ DẦU HỘP SỐ

Đèn này thông báo cho người lái xe rằng dầu hộp số trên mức nhiệt độ cho phép.

Đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số ở trạng thái bật (ON):  không bình thường.

Đèn cảnh báo nhiệt dộ dầu hộp số ở trạng thái tắt (OFF): Bình thường.

5. ĐÈN BÁO HIỆU BỘ SẤY NÓNG TRƯỚC.

Đèn này sáng khi công tắc ở vị trí bật (ON). Sau khi đèn báo hiệu sấy nóng tắt, vặn chìa khóa lại vị trí khởi động.

6. ĐÈN CẢNH BÁO ÁP SUẤT DẦU ĐỘNG CƠ:

Đèn này thông báo cho người lái xe rằng áp suất dầu động cơ ở dưới mức cho phép.

Đèn này sáng khi công tắc khởi động ở trạng thái bật (ON) và tắt khi áp suất dầu trở lại bình thường

 CHÚ Ý: Dừng hoạt động xe ngay lập tức nếu đèn này sáng trong suốt quá trình vận hành xe. Dừng động cơ và kiểm tra xe nếu cần thiết.

7. ĐÈN CẢNH BÁO SẠC ẮC QUY

Đèn này cho biết máy phát không phát điện

Khi công tắc khởi động ở vị trí bật, đèn sẽ sáng nhưng sẽ tắt sau khi động cơ hoạt động.

Nếu đèn sáng trong suốt quá trình vận hành, dừng động cơ và kiểm tra độ căng dây cánh quạt và hệ thống điện.

8. ĐÈN CẢNH BÁO MỨC NHIÊN LIỆU:

Đèn này thông báo cho người lái xe biết mức nhiên liệu trong bình ở dưới mức cho phép và để tránh động cơ ngừng một cách đột ngột. Đèn được lắp đặt tách biệt với đồng hồ đo nhiên liệu.

Nếu đèn sáng, dừng động cơ và tiếp nhiên liệu ngay lập tức.

9. ĐÈN CẢNH BÁO THIẾT BỊ LÀM LỌC KHÔNG KHÍ:

Đèn này sáng khi thời gian thay thế thiết bị quá muộn hoặc thiết bị bẩn nên không khí lọt vào không đều.

Nếu đèn sáng, cần làm sạch hoặc thay thế thiết bị.

10. ĐÈN BÁO HIỆU ĐÈN PHA:

Đèn này cho biết đèn pha bật hay tắt​

ON: Đèn pha sáng

OFF: Đèn pha tắt

11. ĐÈN BÁO HIỆU ĐÈN LÀM VIỆC.

Đèn này cho biết đèn làm việc bật hay tắt

ON:Đèn làm việc sáng

OFF: Đèn làm việc tắt

VẬN HÀNH CẦN GẠT VÀ CÔNG TẮC:

1. CÔNG TẮC KHỞI ĐỘNG.

Có 4 vị trí, Heat, Off, On và Start.

Trước khi khởi động, để cần gạt số ở vị trí số N, và kéo phanh đỗ.

HEAT: Khởi động trước dòng điện

OFF: Không có dòng điện nào được khởi động

ON: Tất cả các hệ thống của xe được vận hành, làm nóng động cơ trong 8 giây.

START: Sử dụng khi khởi động động cơ, nhả chìa khóa ngay khi khởi động.

Chìa khóa phải ở vị trí ON khi động cơ chạy để duy trì chức năng của hệ thống điện và thủy lực và để tránh những hư hại nghiêm trọng về xe.

2. XINHAN RẼ:

Cần gạt này làm đèn xinhan sáng.

Rẽ TRÁI: Đẩy cần về phía trước

Rẽ PHẢI: Đẩy cần về phía sau

Khi vô lăng lái được xoay về vị trí thẳng, đèn xinhan không tự động tắt được, phải lấy tay gạt cần về vị trí giữa.

3. CẦN ĐIỀU KHIỂN HƯỚNG:

Đẩy cần để tiền về phía trước

Kéo cần để chuyển hướng ngược lại

F1: Tiến lần thứ nhất

N: Trung gian

R1: Lùi lần thứ nhất

4. CẦN KÉO PHANH TAY.

Vị trí 1: Kéo về phía người điều khiển để đỗ xe và khóa bánh trước.

Vị trí 2: Trước khi di chuyển, hãy thả phanh tay để xe di chuyển được.

5. PEDAN

Từ phải qua trái: Pedan ga, pedan phanh, pedan ly hợp.

II. KIỂM TRA AN TOÀN HÀNG NGÀY

Trước khi sử dụng xe nâng, người lái xe có trách nhiệm phải kiểm tra các điều kiện của xe và chắc chắn xe an toàn khi vận hành. Kiểm tra những vấn đề hỏng hóc, bảo dưỡng và tiến hành sửa chữa trước khi vận hành xe.

Những vấn đề và tiếng ồn không bình thường phải được thông báo ngay lập tức cho người quản lý hoặc cho nhà cung cấp.

Không tự sửa chữa xe nếu người lái xe không được đào tạo sửa chữa xe nâng và được cho phép bởi người quản lý. Cần phải có thợ cơ khí có chuyên môn để sửa chữa xe, sử dụng hướng dẫn của hãng HYUNDAI.

Không vận hành xe nếu xe đang cần sửa chữa. Nếu xe đang ở trong điều kiện không an toàn thì phải rút chìa khóa xe và báo cáo điều kiện xe cho người phụ trách. Nếu xe nâng không an toàn trong quá trình làm việc,

cần ngừng vận hành xe, thông báo vấn đề ngay lập tức và tiến hành sửa chữa.

Xe nâng nên được kiểm tra 8 giờ một lần hoặc khi bắt đầu mỗi ca làm việc. Nhìn chung, việc kiểm tra xe hàng ngày nên bao gồm kiểm tra bằng mắt thường và kiểm tra chức năng xe theo những bước được miêu tả tiếp theo.

Dầu thủy lực rò rỉ có thể do nóng hoặc áp suất thấp. Khi kiểm tra xe, cần đeo kính bảo hộ và không kiểm tra rò rỉ dầu bằng tay không.

1. KIỂM TRA BẰNG MẮT THƯỜNG:

Trước hết, tiến hành kiểm tra xe bằng mắt thường và các bộ phận chính của xe

1. Đi bộ vòng quanh xe và ghi lại những hỏng hóc có thể xảy ra trong ca làm việc trước.

2. Kiểm tra tất cả các đề can thông báo an toàn, cảnh báo và công suất được đính kèm.

3. Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu, dung dịch làm mát, dầu thủy lực trước và sau khi khởi động xe.

4. Kiểm tra sự dò rỉ dầu thủy lực và những mối lắp ráp có lỏng không?

Không dùng tay không để kiểm tra. Dầu có thể nóng hoặc áp suất thấp.

5. Phải chắc chắn rằng mái che an toàn của xe và các bộ phận an toàn khác được đặt đúng vị trí, không sai sót và đảm bảo an toàn. Kiểm tra những hỏng hóc, những bộ phận bị thiếu, sự mòn, cong, gẫy.

6. Kiểm tra tất cả các bộ phận tham gia quá trình vận hành và nâng hạ.

7. Quan sát xích trục, xích nâng. Kiểm tra tất cả các vấn đề về bảo dưỡng xe như hỏng hóc, các bộ phận bị thiếu, rò rỉ xăng, đứt xích, các bộ phận bị cong…

8. Kiểm tra cẩn thận càng nâng hạ của xe liệu có bị gãy, nứt, cong không. Phải đảm bảo càng được lắp đúng, khóa càng đúng vị trí.

9. Kiểm tra điều kiện an toàn, áp suất hơi của bánh và lốp xe.

10. Kiểm tra mức dầu thuỷ lực trong bình chứa, mức dầu động cơ, mức nhiên liệu

2. KIỂM TRA CHỨC NĂNG.

Kiểm tra quá trình vận hành của xe theo những bước sau:

Trước khi tiến hành kiểm tra, bản thân người lái xe cần phải hiểu biết đầy đủ về quá trình khởi động, vận hành xe trong mục 5 và cũng cần nắm được những quy tắc an toàn được đưa ra ở phần 1

1. Kiểm tra thiết bị cảnh báo, còi, đèn và những thiết bị an toàn khác.

2. Khởi động xe và chắc chắn tất cả hệ thống điều khiển, vận hành tự do và quay trở về số không một cách hợp lý.

Kiểm tra:

1. Các đồng hồ, giờ hoạt động, các đèn báo hiệu

2. Hệ thống phanh, pedal ly hợp,phanh dừng đỗ

3. Cần điều khiển thủy lực: nâng, nghiêng và chức năng khác (nếu lắp đặt)

4. Chân ga

5. Điều khiển hướng

6. Hệ thống lái

7. Bộ phận nâng và thiết bị kèm theo

3. KẾT LUẬN QUÁ TRÌNH KIỂM TRA.

Nếu tất cả các quá trình kiểm tra này diễn ra bình thường xe nâng có thể hoạt động.

Nếu xe gặp vấn đề ngừng khởi động vận hành, báo ngay cho bộ phận quản lý thiết bị tại nhà máy hoặc nhà cung cấp xe nâng hàng Hyundai - công ty Nhất Lộ Phát 168. Để được tư vấn và chăm sóc.

III. VẬN HÀNH XE NÂNG.

Trước khi vận hành xe người lái xe phải chắc chắn rằng đã đọc, hiểu các thông tin trong quyển hướng dẫn sử dụng và được đào tạo về xe nâng và đã có chứng chỉ vận hành xe nâng.

Xe nâng có thể sẽ nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Vận hành xe an toàn là trách nhiệm của người lái xe.

Không khởi động, vận hành xe hay bất cứ chức năng, phụ kiện đi kèm nào của xe khi không ngồi đúng vị trí của người lái xe.

Quan sát xe nâng trước khi hoạt động khi bắt đầu mỗi ca làm việc. Trước khi đưa xe vào sử dụng, kiểm tra tất cả hệ thống các hệ thống và hệ thống điều khiển.

Người lái xe phải bảo vệ bản thân. Không vận hành xe khi không có mái che bảo vệ trừ điều kiện không cho phép sử dụng. Không tháo mái che bảo vệ nếu không được phép.

Phải hết sức chú ý nếu vận hành xe trong điều kiện không có các trang thiết bị an toàn cần thiết.

VI. KHỞI ĐỘNG VÀ KÉO XE KHẨN CẤP

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÉO XE KHI XE KHÔNG HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC:

Nếu xe nâng không thể hoạt động, nhưng vẫn có thể di chuyển bằng bánh xe mà không gây nguy hại gì, thực hiện các bước sau để kéo xe tới khu vực sửa chữa.

Việc sử dụng những thiết bị phù hợp và tiến hành theo những gợi ý dưới đây rất quan trọng cho sự an toàn của người lái xe và việc kéo xe an toàn.

Không kéo xe nếu xe có vấn đề về phanh hoặc lốp hoặc bộ phận lái không điều khiển được. Không kéo xe lên hoặc xuống ở bề mặt dốc.

Không cố gắng kéo xe nếu sức kéo không đủ hoặc điều kiện thời tiết không cho phép.

1. Chắc chắn đã sử dụng phanh hoặc chặn bánh xe khi làm việc xung quanh xe.

2. Khi có thể, nâng giá đỡ càng của xe không hoạt động lên cách mặt sàn khoảng 300mm. Dùng xích để giữ an toàn giá đỡ.

3. Tìm một chiếc xe nâng khác có kích thước tương đương hoặc lớn hơn để kéo xe.

4. Kiểm tra trục đối trọng được đặt đúng vị trí và quay phù hợp. Trục này được làm bằng loại thép chịu kéo đặc biệt và không có bán sẵn. Khi cần thiết, chỉ thay thế khi có phụ kiện thay thế của hãng Hyundai.)

5. Sử dụng thanh kéo bằng kim loại cứng, phù hợp với khớp kéo nối với trục kéo ở đối trọng.

6. Nhả phanh đỗ xe ở xe được kéo.

7. Chuyển điều khiển về vị trí số 0.

8. Kéo xe lùi. Người lái xe phải ngồi trên xe được kéo.

9. Kéo xe chậm, cẩn thận để tránh thiệt hại tới người và xe. Xe nên được kéo với tốc độ thấp hơn 8km/h. Không nâng xe hoặc bánh xe lên khỏi mặt sàn khi xe đang được kéo.

Hệ thống lái không hoạt động khi động cơ không chạy

10. Chỉ đỗ chiếc xe hỏng tại khu vực cho phép. Hạ thấp hoàn toàn trục xuống mặt sàn, đưa cần điều khiển về vị trí số 0 và quay công tắc khởi động về vị trí OFF. Sử dụng phanh đỗ xe.

Khi cần thiết rút chìa khóa, chặn bánh xe để tránh xe nâng bị lăn.

Luôn luôn sử dụng phanh khi đỗ xe. Xe có thể di chuyển và gây ra thương tích hoặc thậm chí làm chết người với những người gần đó.

V. LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG.

1. Những bộ phận chính cần bảo dưỡng:

1. Trục

2. Xilanh nâng

3. Xilanh nghiêng ngả

4. Van điều khiển

5. Càng

6. Bánh trước

7. Trục lái

8. Hộp số

9. Bộ chuyển đổi

10. Động cơ

11. Xilanh lái

12. Bơm dầu thủy lực

13. Trục lái ( phía sau)

14. Bánh sau

15. Bộ giảm thanh

16. Đối trọng

17. Bộ tản nhiệt

18. Ghế ngồi

19. Mái che đầu

20. Vô lăng lái

21. Lọc không khí

2. Thay thế định kỳ những linh kiện hao mòn.

Để đảm bảo an toàn, phải có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ va thay thế những linh kiện hao mòn như danh sách phía dưới.

Những linh kiện này theo thời gian dễ bị hư hỏng và hao mòn. Thật khó để ước lượng mức độ hao mòn tại thời điểm bảo dưỡng, vì vậy thậm chí không nhìn thấy những hao mòn rõ ràng, 

phải thay thế với thời gian bảo dưỡng định kỳ nhất định.

Bảng thay thế linh kiện không còn trong thời gian bảo hành.

STT Tên linh kiện Định kỳ thay thế
1 Phớt tổng phanh và phớt bánh xe 1 năm
2 Dây hoặc ống tio phanh 1 năm đến 2 năm
3 Tio dầu phanh hồi 2 năm đến 4 năm
4 Tio  lái 2 năm
5 Công tắc đèn dừng 2 năm
6 Tio nhiên liệu 2 năm đến 4 năm
7 Những linh kiện về cao su của vô lăng lái 2 năm đến 4 năm
8 Xích nâng 2 năm đến 4 năm
9 Tio  bộ phận nâng 1 năm đến 2 năm

3. Khoảng cách bảo dưỡng định kỳ.

Khoảng thời gian giữa các lần bảo dưỡng quyết định bởi điều kiện hoạt động ví dụ như môi trường có nhiều cát và bụi bẩn sẽ có thời gian bảo dưỡng ngắn hơn.

Chu kỳ bảo dưỡng sau đây cho điều kiện bình thường. Điều kiện hoạt động được phân loại như sau:

a. HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG

Tám giờ hoạt động, chủ yếu là trong các tòa nhà hoặc môi trường sạch sẽ, không khí lưu thông tốt và bề mặt đường sạch sẽ.

b. HOẠT ĐỘNG KHẮC NGHIỆT

Thời gian hoạt động kéo dài hoặc sử dụng cố định

c. CỰC KỲ KHẮC NGHIỆT

Trong môi trường cát hoặc bụi như xi măng, nhà máy lông cừu, bụi than đá sỏi.

Môi trường nhiệt độ cao, như nhà máy thép đúc.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột do di chuyển từ nhà máy ra ngoài trời, hoặc trong môi trường lạnh.

Nếu xe nâng được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt hoặc cực kỳ khắc nghiệt phải rút ngắn thời gian bảo dưỡng.

Các xếp loại trên mang tính tổng quát nhất, vì môi trường hoạt động của xe nâng rất rộng rãi.

4. Danh sách kiểm tra định kỳ

Thời gian kiểm tra này phụ thuộc vào giờ vận hành xe mà đồng hồ công tơ mét đo được, phù hợp với điều kiện vận hành trung bình.

A: 8-10 giờ

B: 50-100 giờ

C: 450-500 giờ

D: 900-1000 giờ

E: 2000 giờ

Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ A B C D E
Kiểm tra quan sát các bộ phận   .      
Kiểm tra hệ thông lái   .      
Hệ thống gió và làm mát   .      
Các mô men xoắn   .      
Tra mỡ   .      
Thay dầu động cơ   .      
Thay lọc dầu động cơ nhiên liệu   .      
Thay lọc dầu động cơ nhiên liệu ga     .    
Lọc gió       .  
Lọc nhiên liệu   .      
Điều chỉnh dây curoa     .    
Thay nước làm mát         .
Kiểm tra bugi đánh lửa     .    
Điều chỉnh động cơ         .
Kiểm tra ắc quy     .    
Kiểm tra mức dầu cầu         .
Thay dầu cầu   .      
Vệ sinh lỗ thông hơi cầu         .
Sự mòn phanh         .
Các mô men xoắn ở cầu lái       .  
Bôi trơn các điểm ở cầu lái   .      
Bôi trơn các điểm ở vòng bi cầu lái         .
Thay thế lọc dầu thủy lực và lọc thông hơi       .  
Thay thế lọc dầu thủy lực và lọc dầu thủy lực         .
Tra mỡ xi lanh nghiêng ngả   .      
Xích nâng và sự hao mòn   .      
Tra mỡ xích nâng   .      
Tra mỡ con lăn trục   .      
Kiểm tra hàng ngày          
Kiểm tra hư hỏng và rò rỉ .        
Sự rò rỉ hệ thống nhiên liệu .        
Các tem và đề can về tải trọng. cảnh báo .        
Kiểm tra bánh xe, bỏ những vật dính vào bánh .        
Áp suất lốp .        
Các bu lông có bí rơi tuột .        
Kiểm tra mức dầu động cơ .        
Kiểm tra mức nước làm mát .        
Kiểm tra mức nhiên liệu .        
Kiểm tra mức dầu thủy lực .        
Kiểm tra đồng hồ và các thiết bị .        
Kiểm tra đèn cảnh báo và các thiết bị .        
Kiểm tra mái che và bu lông .        
Kiểm tra còi và các thiết bị cảnh báo khác .        
Kiểm tra hệ thống vô lăng lái .        
Kiểm tra hệ thông phanh .        
Kiểm tra phanh đỗ .        
Kiểm tra phanh đỗ ở các điểm rò rỉ và dễ vỡ .        
Kiểm tra điều hướng và điều chỉnh tốc độ .        
Kiểm tra hệ thống ga và động cơ .        
Kiểm tra hệ thống nâng hạ và nghiêng ngả .        
Kiểm tra trục, xích nâng và thiết bị vặn chặt .        
Kiểm tra giá đỡ càng và càng .        
Kiểm tra ghế ngồi  .        
Kiểm tra các thiết bị an toàn .        

Qua bài viết này mong rằng quý khách đã hiểu thêm nhiều hơn về xe nâng, biết cách chăm sóc để có chiếc xe nâng bền khỏe, tiết kiệm chi phí cho nhà máy.

Mọi chi tiết liên hệ: Mr. Luân 094.334.1688

Hoặc tham khảo thêm các video hướng dẫn của kỹ thuật Nhất Lộ Phát 168 tại.